Nhân viên bảo vệ xô xát bị thương trong ca trực được tính thế nào?

Bảo vệ là một công việc có tính chất phức tạp, có thể sẽ gặp phải những tình huống va chạm hoặc xô xát. Rất nhiều người lao động đang làm công việc bảo vệ thắc mắc rằng khi nhân viên bảo vệ bị thương do xô xát trong ca trực thì có được coi là tai nạn lao động hay không? Nếu có thì được hỗ trợ thế nào? Ngay sau đây Phòng Nghiệp vụ của Công ty Bảo vệ Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc này.

nhan-vien-bao-ve-xo-xat-bi-thuong
Hình ảnh minh hoạ

Hợp đồng lao động của nhân viên bảo vệ có những nội dung nào?

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu qua về Hợp đồng lao động của nhân viên bảo vệ. Tìm hiểu xem những điều khoản cụ thể có trong đó. Hợp đồng lao động của nhân viên bảo vệ phải có những nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Chế độ nâng bậc, nâng lương;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng lao động với nhân viên bảo vệ phải bảo đảm những nguyên tắc nào?

Doanh nghiệp mà ở đây là các công ty bảo vệ chuyên nghiệp khi giao kết hợp đồng lao động với nhân viên bảo vệ phải bảo đảm những nguyên tắc được quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng lao động với nhân viên bảo vệ phải bảo đảm những nguyên tắc sau:

– Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

– Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ bị đâm tử vong khi truy đuổi cướp ngân hàng tại Đà Nẵng

Nhân viên bảo vệ bị thương ở nơi làm việc do đánh nhau có được coi là tai nạn lao động không? Nếu có thì mức hỗ trợ như thế nào?

Tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có giải thích:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Và phải thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 sau đây:

– Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

– Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

Như vậy, có thể nói chức trách nhiệm vụ của người bảo vệ là bảo vệ an ninh, an toàn cho mục tiêu cần bảo vệ. Tuy nhiên cần phải làm rõ hoạt động bảo vệ cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Ví dụ nếu phát hiện hành vi gây rối, chiếm đoạt tài sản tại mục tiêu bảo vệ thì với nhiệm vụ của một bảo vệ, anh có nghĩa vụ phải ngăn chặn, nếu đã ngăn chặn không được thì có quyền báo lên cấp trên hoặc đề nghị các cơ quan chức năng (như Công an…) để giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

Hành vi xô xát và gây thương tích là hành vi trái pháp luật, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Đây không phải là nhiệm vụ được doanh nghiệp giao nên được coi là vượt quá quyền và nhiệm vụ được giao khi thực hiện nhiệm vụ.

Do đó, trong một số trường hợp khi phân tích kỹ lưỡng, nhân viên bảo vệ có thể sẽ không được xem xét là tai nạn lao động và không được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Có thể bạn quan tâm: Kẻ trộm dùng băng keo trói bảo vệ của nhà hàng khi bị phát hiện

Rate this post

Bài viết liên quan