Phương án bảo vệ mục tiêu bệnh viện

Lên phương án bảo vệ mục tiêu bệnh viện là một phần quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh và an toàn cho bệnh viện. Xây dựng, lập kế hoạch bảo vệ bệnh viện chi tiết và triển khai các biện pháp hiệu quả không chỉ giúp phòng ngừa các mối đe dọa mà còn tạo ra môi trường khám chữa bệnh an toàn.

Bệnh viện là nơi tập trung nhiều bệnh nhân, nhân viên y tế và các tài sản quan trọng. Do đó, công tác bảo vệ an ninh mục tiêu bệnh viện không chỉ là đảm bảo an ninh mà còn tạo ra môi trường an toàn để chăm sóc sức khỏe.

phuong an bao ve muc tieu benh vien
Phương án bảo vệ mục tiêu bệnh viện chuyên nghiệp

Đánh giá các rủi ro an ninh tại bệnh viện

Đánh giá rủi ro là bước quan trọng trong việc xây dựng phương án bảo vệ bệnh viện. Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện đánh giá rủi ro:

Xác định các mối nguy hiểm:

  • Đánh giá tình hình thực tế tại bệnh viện, bao gồm quy mô, vị trí địa lý, mật độ giao thông, số lượng bệnh nhân, bác sĩ, y tá ra vào bệnh viện hàng ngày.
  • Xem xét các luồng tuyến xe ra vào để tránh ùn tắc, đặc biệt là khu vực cổng chính.
  • Đánh giá các yêu cầu và nội quy của bệnh viện.

Xác định những người có thể bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng:

  • Xem xét tác động của rủi ro đối với bệnh nhân, bác sĩ, y tá, và nhân viên khác.
  • Đánh giá mức độ nghiêm trọng của hậu quả có thể xảy ra.

Đánh giá rủi ro và quyết định biện pháp kiểm soát:

  • Xác định các biện pháp kiểm soát rủi ro về an toàn và sức khỏe.
  • Ghi rõ người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát và khung thời gian.

Phương án xử lý các tình huống phát sinh tại bệnh viện:

  • Xây dựng kịch bản xử lý khi có sự cố, bất ngờ, hoặc vi phạm an ninh.
  • Đào tạo nhân viên bảo vệ về cách ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

Chuẩn bị nhân sự

Số nhân sự thực hiện trực tiếp:

Tổng số 16 người, các vị trí làm việc gồm:

  • Cấp cứu tổng hợp: 04 người (ngày 02 người, đêm 02 người).
  • Khoa HSTC-CĐ: 02 người (ngày 01 người, đêm 01 người).
  • Nhà xe nhân viên: 02 người (ngày 01 người, đêm 01 người).
  • Khu phát thuốc, khu khám bệnh: 02 người.
  • Khu tiếp nhận bệnh : 01 người.
  • Khoa Liên chuyên khoa (Lầu 1): 01 người.
  • Lực lượng tuần tra: 02 người (đêm 02 người).
  • Cổng chính: 02 người (đêm 02 người).

* Nhân viên phải đảm bảo 100% số lượng

Thời gian làm việc:

  • Thời gian làm việc hàng ngày: Bảo vệ 24/24 giờ/ngày, 07 ngày/tuần, không phân biệt ngày nghỉ, ngày lễ theo Luật lao động.
  • Ca ngày: Từ: 06 giờ 00 đến 18 giờ 00.
  • Ca đêm: Từ 18 giờ 00 phút đến 06 giờ 00 phút (hôm sau).

* Lưu ý: Thời gian có thể linh hoạt tuỳ theo yêu cầu của từng công việc cụ và theo sự phân công của giám sát.

Phương án bảo vệ bệnh viện chi tiết

Đối với khu vực cổng bệnh viện, tuần tra an ninh trật tự:

  • Số lượng bảo vệ: 04 người (ca ngày 01 người, ca đêm 03 người).
  • Thời gian làm việc: 24/24 giờ
  • Ca ngày: Từ: 06 giờ 00 đến 18 giờ 00.
  • Ca đêm: Từ 18 giờ 00 phút đến 06 giờ 00 phút (hôm sau).

Nhiệm vụ chi tiết:

  • Ngăn cấm tụ tập, buôn bán, đậu đỗ các phương tiện làm cản trở giao thông trước cổng bệnh viện. Không cho những người bán hàng rong vào trong để chào bán.
  • Đảm bảo các tài sản, trang thiết bị không được mang ra ngoài hoặc tự ý di chuyển trừ khi có sự cho phép hoặc yêu cầu của những người có thẩm quyền tại bệnh viện.
  • Quan sát và ngăn chặn các đối tượng hút thuốc không đúng nơi quy định và vực cấm.
  • Yêu cầu khách đến liên hệ công tác để xe đúng nơi quy định và đi đúng tốc độ cho phép.
  • Hướng dẫn nhân viên bệnh viện, người nhà bệnh nhân để xe đúng khu vực qui định.
  • Tuần tra kiểm soát các khu vực thuộc phạm vi bảo vệ của bệnh viện; sẵn sàng tăng cường cho các vị trí khác khi có yêu cầu bất thường vê an ninh trật tự; thực hiện các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu của người có thẩm quyền liên quan đến công tác bảo vệ an ninh trật tự.
  • Phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các vụ việc gây mất an toàn an ninh trật tự bệnh viện.

Khi khách vào:

  • Hỏi xem khách có liên hệ hẹn gặp trước hay chưa. Nếu chưa liên hệ cần thông báo với bộ phận càn liên hệ công tác.
  • Đăng ký tài sản những vật dụng cá nhân (nếu có) như camera…
  • Hướng dẫn khách về những quy định cơ bản như: đi đúng nơi quy định, không hút thuốc…

Có thể bạn cũng sẽ quan tâm tới bài viết: Yêu cầu về kỹ năng giao tiếp của nhân viên bảo vệ tại bệnh viện

Quy trình tiến nhận bưu phẩm:

  • Các loại thư từ, bưu kiện, bưu phẩm bảo vệ phải thiết lập sổ sách giao nhận với nhân viên bưu điện và giao nhận với đại diện khách hàng.
  • Khi nhân viên bưu điện hoặc người giao báo tới giao thư báo, bảo vệ kiểm đếm số lượng, chủng loại, kiểm tra tình trạng bưu phẩm, bưu kiện, thư báo xem có vấn đề gì không. Kí nhận vào sổ giao nhận với nhân viên thư báo, sau đó bàn giao cho đại diện văn phòng để họ chuyển cho người hoặc bộ phận liên quan.
  • Trường hợp thư tín mà nhân viên bưu điện giao vào nhũng lúc khách hàng không làm việc, bảo vệ kí nhận và bảo quản, khi giao ca phải bàn giao đầy đủ cho ca sau phòng tránh thất lạc, hư hỏng.
  • Trường hợp bưu kiện, bưu phẩm cần người có liên quan trực tiếp đến nhận thì để họ ra cổng giao nhận trực tiếp với nhân viên bưu điện, bảo vệ chỉ ghi nhận tình hình đó vào số.

Khi nhân viên vào làm:

  • Duy trì nhận viên phải thực hiện nghiêm chỉnh những nội quy của bệnh viện.
  • Không mang những chất cháy nổ, có tính sát thương vào khu vực làm việc.
  • Nếu bất cứ ai vi phạm bảo vệ lập biên bản và báo cáo cho Lãnh đạo bệnh viện để xử lý.

Khi có người nhà bệnh nhân vào thăm:

  • Nhắc nhở người nhà bệnh nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh những nội quy của bệnh viện.
  • Nghiêm cấm mang những chất cháy nổ, có tính sát thương vào khu vực làm.
  • Ngăn chặn những trường hợp trà trộn vào bệnh viện để thực hiện các hành vi phạm pháp như móc túi, trộm cắp tài sản phương tiện của bệnh nhân và của cán bộ nhân viên Y tế, tài sản của bệnh viện.
  • Nếu bất cứ ai vi phạm bảo vệ lập biên bản và báo cáo cho Lãnh đạo bệnh viện để xử lý.

Đối với khu vực Cấp cứu, khu khám bệnh, khu bệnh nội trú, nhà xe CBNV:

  • Số lượng bảo vệ: 12 người (ca ngày 08 người, ca đêm 04 người).
  • Thời gian các ca làm việc: 24/24 giờ
  • Ca ngày: Từ: 06 giờ 00 đến 18 giờ 00.
  • Ca đêm: Từ 18 giờ 00 phút đến 06 giờ 00 phút (hôm sau).

Nhiệm vụ chi tiết:

  • Kiểm soát xe ra vào, hướng dẫn xe cứu thương xe chở người bệnh dừng đỗ đúng nơi theo quy định.
  • Hướng dẫn xe ô tô để đúng vị trí qui định, không cho xe máy đi vào trong bệnh viện.
  • Chỉ dẫn các lối đi cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
  • Hướng dẫn khách liên hệ công tác, khách thăm, người nhà bệnh nhân vào đúng khu vực.
  • Ngăn chặn, phát hiện kịp thời các đối tượng có các hành vi gây ảnh hưởng đến bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, các đối tượng có hành vi trộm cắp, móc túi. Đảm bảo an toàn về người và tài sản cho các khu vực được đảm nhiệm và các khu vực xung quanh.
  • Kiểm tra thường xuyên các dụng cụ PCCC để đảm bảo cho mọi tình huống cháy nổ, thực hiện tốt nội quy, quy định của bệnh viện và phổ biến đến bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi có yêu cầu.
  • Thực hiện nhiệm vụ cụ thể khác khi được yêu cầu.
  • Bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản nơi làm việc của cán bộ viên chức, giữ an toàn cho người bệnh, người nhà người bệnh. Nhắc nhở bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nâng cao cảnh giác đề phòng trộm cắp, giữ gìn vệ sinh chung.
  • Hướng dẫn người thăm nuôi bệnh thực hiện đúng nội qui của bệnh viện: Không hút thuốc lá trong Trung tâm.
  • Thực hiện đúng giờ thăm nuôi người bệnh.
  • Không cho phép ngủ tại các hành lang trong giờ làm việc.
  • Thực hiện quy định về giờ giấc thăm bệnh nhân theo quy định của bệnh viện: bảo vệ mời người nhà vào thăm bệnh nhân ra khỏi khu vực điều trị bệnh nhân, yêu cầu người nhà bệnh nhân chăm nuôi mặc đầy đủ trang phục do bệnh viện cấp.
  • Sau 22 giờ hàng ngày, kiểm tra nhắc nhở nhân viên các khoa đóng cửa hành lang.

Bảo vệ bệnh viện là nhiệm vụ phức tạp và đòi hỏi sự kết hợp giữa độingũ nhân sự, công nghệ và quy trình. Bằng cách thực hiện các phương án bảo vệ toàn diện, bệnh viện có thể đảm bảo an toàn và an ninh cho bệnh nhân, nhân viên y tế và tài sản, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho việc chăm sóc sức khỏe.

Rate this post

Bài viết liên quan