Chỉ một giây phút lơ là, thiếu cảnh giác là nguy cơ cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào và thiệt hại về người, tài sản là không thể lường trước được. Chính vì thế, công tác phòng cháy chữa cháy tại nhà máy có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phòng tránh và giảm thiểu các thiệt hại nghiêm trọng do tai nạn cháy nổ gây ra.
Tại sao cần thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy
Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, chỉ trong riêng năm 2020, cả nước xảy ra 3.451 vụ cháy, nổ, làm 112 người chết, 261 người bị thương và thiệt hại ước tính hơn 1.500 tỷ đồng.
Phòng cháy chữa cháy là một hoạt động quan trọng để bảo vệ an toàn cho con người, tài sản và môi trường. Có nhiều lý do để thực hiện phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là tại các nhà máy:
1, Bảo vệ con người
Công tác PCCC giúp đảm bảo sự an toàn của cán bộ, công nhân viên và khách hàng tại khu vực nhà máy.
2, Bảo vệ tài sản
Công tác PCCC ngăn chặn sự phá hủy tài sản trong trường hợp cháy nổ hoặc hỏa hoạn. Khu vực sản xuất, thiết bị, nguyên liệu, sản phẩm và dữ liệu quan trọng sẽ được bảo vệ an toàn khỏi hủy hoại và mất mát.
3, Bảo vệ môi trường
Các vụ cháy thường liên quan đến sự phát thải của hợp chất độc hại và khói, gây ô nhiễm môi trường. Công tác PCCC giúp giới hạn tác động của cháy đến môi trường xung quanh và ngăn chặn ô nhiễm.
4, Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp
Hoả hoạn có thể gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp và gây nguy cơ mất việc làm cho nhân viên. Công tác PCCC giúp đảm bảo tính bền vững của doanh nghiệp và duy trì sự ổn định của hoạt động sản xuất.
5, Tuân thủ quy định của Pháp luật
Pháp luật Việt Nam có các quy định pháp luật liên quan đến PCCC mà các doanh nghiệp và tổ chức cần tuân thủ.
Theo Luật Phòng cháy và chữa cháy, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại do vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây ra.
6, Mang lại sự an tâm
Sự tự tin của cán bộ, công nhân viên đối với môi trường làm việc an toàn, cùng sự an tâm về việc có một hệ thống PCCC hiệu quả.
Như vậy có thể thấy việc phòng cháy chữa cháy chính là thực hiện ngăn chặn các vụ cháy nổ xảy ra. Mọi người có thể hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến cháy, cách hạn chế thấp nhất lửa lan rộng, dập lửa đúng cách để không bùng phát, lan rộng. Khi tìm hiểu kỹ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, chúng ta có thể tránh được những trường hợp xấu xảy ra, trong tình huống nguy cấp bạn có thể giảm thiệt hại về người và tài sản của cá nhân, công ty, cộng đồng.
Bên cạnh đó, trong nhà máy, khu công nghiệp ý nghĩa của công tác phòng cháy chữa cháy là gắn kết cộng đồng. Không chỉ hạn chế rủi ro xảy ra cháy nổ, phòng cháy chữa cháy còn mang một ý nghĩa tích cực đó là giúp con người trong tập thể, cộng đồng gắn kết với nhau. Khi tham gia các buổi tập huấn, chúng ta không chỉ nâng cao kiến thức cần thiết về phòng chống cháy nổ mà còn khiến mọi người trong tập thể trở nên gần gũi, cùng nhau giúp đỡ và hỗ trợ, tăng tình đoàn kết cộng đồng.
Công tác phòng cháy chữa cháy tại nhà máy gồm những gì?
Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một phần quan trọng trong quản lý an toàn và bảo vệ tại các nhà máy và cơ sở sản xuất. Dưới đây là một số khái niệm và yếu tố quan trọng liên quan đến PCCC tại các nhà máy:
1, Hệ thống PCCC
Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại nhà máy là hệ thống được thiết kế và lắp đặt để phòng ngừa và ứng phó với các sự cố cháy, nổ tại các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác.
Hệ thống PCCC tại nhà máy gồm các bộ phận sau:
Hệ thống báo cháy: là hệ thống tự động phát hiện và báo động khi có cháy, nổ xảy ra. Hệ thống báo cháy gồm các thiết bị như cảm biến nhiệt, cảm biến khói, còi báo động, đèn báo động, trung tâm điều khiển, màn hình hiển thị, nút ấn báo động, v.v.
Hệ thống chữa cháy: là hệ thống cung cấp và phân phối chất chữa cháy để dập tắt hoặc kiểm soát đám cháy. Hệ thống chữa cháy gồm các thiết bị như bình cứu hỏa, vòi rồng, van an toàn, van một chiều, van tràn, van ống khô, sprinkler tự động, hệ thống CO2, hệ thống FM200, v.v.
Hệ thống thoát hiểm: là hệ thống giúp người lao động và khách hàng sơ tán an toàn khi có sự cố xảy ra. Hệ thống thoát hiểm gồm các thiết bị như cửa thoát hiểm, cầu thoát hiểm, thang thoát hiểm, dây thoát hiểm, biển chỉ dẫn thoát hiểm, búa thoát hiểm v.v.
Hệ thống PCCC tại nhà máy phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về thiết kế, lắp đặt và bảo trì.
Các thiết bị phòng chống cháy nổ và chữa cháy có một vai trò vô cùng quan trọng, hỗ trợ xử lý các vụ hỏa hoạn hiệu quả, ngăn ngừa và hạn chế đám cháy lan rộng cũng như bảo vệ tính mạng, tài sản.
2, Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo
Một kế hoạch PCCC hiệu quả phải bao gồm các nội dung sau:
- Xác định các nguy cơ cháy nổ tại nhà máy, các vị trí dễ xảy ra cháy, các nguồn chất chữa cháy và các thiết bị PCCC có sẵn.
- Xác định các quy trình phòng ngừa và ứng phó với cháy nổ, bao gồm cách sử dụng các thiết bị PCCC, cách báo động, cách sơ tán, cách cứu hộ và cứu nạn.
- Xác định các điểm tụ điểm an toàn cho nhân viên khi sơ tán, đảm bảo rộng rãi, thoáng mát, dễ tiếp cận và xa khu vực cháy.
- Xác định hệ thống cảnh báo cháy nổ, bao gồm các thiết bị phát hiện và báo động cháy, các biển chỉ dẫn thoát hiểm, các loa thông báo và hướng dẫn sơ tán.
- Xác định nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên trong trường hợp cháy nổ, bao gồm ai sẽ báo cáo, ai sẽ dập tắt đám cháy, ai sẽ hướng dẫn sơ tán, ai sẽ liên lạc với cơ quan chức năng và ai sẽ kiểm tra danh sách nhân viên.
- Xây dựng kế hoạch diễn tập PCCC định kỳ để rèn luyện kỹ năng và kiểm tra hiệu quả của kế hoạch PCCC.
Có thể bạn quan tâm: Quy trình xử lý sự cố cháy nổ dành cho nhân viên bảo vệ
3, Kiểm tra và bảo dưỡng
Khi kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị PCCC tại nhà máy cần lưu ý những nội dung sau:
Kiểm tra trước khi bảo dưỡng: Trước khi tiến hành bảo dưỡng, cần kiểm tra trước các thiết bị, phụ kiện, linh kiện của hệ thống PCCC để phát hiện các sự cố, hư hỏng và xác định phạm vi bảo dưỡng cần thiết.
Bảo dưỡng theo định kỳ: Các thiết bị thuộc hệ thống PCCC sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống. Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống.
Bảo dưỡng theo tiêu chuẩn: Việc bảo dưỡng các thiết bị PCCC phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về thiết kế, lắp đặt và bảo trì. Một số tiêu chuẩn PCCC cập nhật mới nhất năm 2023.
Bảo dưỡng theo loại thiết bị: Các loại thiết bị PCCC có các yêu cầu và phương pháp bảo dưỡng khác nhau. Ví dụ, hệ thống máy bơm PCCC cần được kiểm tra áp suất, điện áp, độ ồn, độ rung, v.v. Hệ thống ống cứu hỏa chính cần được kiểm tra sự rò rỉ, sự biến dạng, sự gỉ sét, v.v. Hệ thống sprinkler tự động cần được kiểm tra sự hoạt động của van, đầu phun, ống dẫn, v.v.
Quy trình xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy tại nhà máy
Để xây dựng kế hoạch PCCC cho nhà máy, cơ bản cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định các nguy cơ cháy nổ tại nhà máy, các vị trí dễ xảy ra cháy, các nguồn chất chữa cháy và các thiết bị PCCC có sẵn.
Bước 2: Xác định các quy trình phòng ngừa và ứng phó với cháy nổ, bao gồm cách sử dụng các thiết bị PCCC, cách báo động, cách sơ tán, cách cứu hộ và cứu nạn.
Bước 3: Xác định các khu vực, các điểm an toàn cho nhân viên khi sơ tán, đảm bảo rộng rãi, thoáng mát, dễ tiếp cận và xa khu vực cháy.
Bước 4: Xác định hệ thống cảnh báo cháy nổ, bao gồm các thiết bị phát hiện và báo động cháy, các biển chỉ dẫn thoát hiểm, các loa thông báo và hướng dẫn sơ tán.
Bước 5: Xác định nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên trong trường hợp cháy nổ, bao gồm ai sẽ báo cáo, ai sẽ dập tắt đám cháy, ai sẽ hướng dẫn sơ tán, ai sẽ liên lạc với cơ quan chức năng và ai sẽ kiểm tra danh sách nhân viên.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch diễn tập PCCC định kỳ để rèn luyện kỹ năng và kiểm tra hiệu quả của kế hoạch PCCC.
Kĩ năng trong công tác phòng cháy chữa cháy là một trong những nghiệp vụ chuyên môn cơ bản mà nhân viên bảo vệ cần phải trang bị cho mình. Kĩ năng này giúp nhân viên có thể thuận lợi hơn trong quá trình làm việc, tránh được những rủi ro và góp phần mang lại sự an toàn cho mục tiêu bảo vệ. Tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, bạn có thể tìm đọc lại bài viết Nhân viên bảo vệ có cần kỹ năng phòng cháy chữa cháy không?
Công tác PCCC luôn là đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và được các nhà máy ưu tiên hàng đầu. Cháy nổ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày rất dễ xảy ra, nếu không có những giải pháp kịp thời thì sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thiệt hại về người và tài sản, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến những khu vực lân cận.