Quy trình xử lý sự cố cháy nổ dành cho nhân viên bảo vệ

Xử lý sự cố cháy nổ là một việc nhiệm vụ rất quan trọng của nhân viên bảo vệ đòi hỏi sự nhanh nhẹn và chuyên nghiệp. Dưới đây, Phòng Nghiệp vụ Công ty Bảo vệ Việt Nam xin được chia sẻ là một số bước cơ bản để xử lý sự cố cháy nổ.

tap-huan-phong-chay-chua-chay

Quy trình xử lý cháy nổ của nhân viên bảo vệ

Giữ tâm lý bình tĩnh

Khi phát hiện có đám cháy, nhân viên bảo vệ cần cố gắng giữ bình tĩnh và không được hoảng loạn. Nhớ rằng, khi tâm lý hoảng loạn, người bảo vệ sẽ không thể tập trung và đưa ra quyết định đúng đắn. Ngay sau đó hãy di chuyển đến vùng an toàn để tìm phương án xử lý phù hợp. Tuyệt đối không được tiếp cận với vùng cháy hay thở vào khói độc hại khi không có thiết bị bảo hộ.

Lưu ý: Tùy theo tình hình sự cố tại hiện trường mà nhân viên bảo vệ sẽ lựa chọn những phương án khác nhau, phù hợp nhất.

Ngắt điện và kích hoạt báo động cháy

Đây là một khâu khá quan trọng trong quá trình xử lý sự cố hỏa hoạn. Khi khu vực cháy mà có điện rất dễ gây chập mạch và phát nổ. Điều này có thể khiến ngọn lửa càng lớn hơn, lan ra nhanh hơn. Mặt khác dây điện bị cháy sẽ làm rò rỉ điện ra bên ngoài, cực kỳ nguy hiểm cho người nếu vô tình chạm phải.

ngat-dien-khu-vuc-xay-ra-chay
Ngắt điện khu vực xảy ra cháy.

Việc kích hoạt báo động cháy nổ cũng rất cần thiết và cần thao tác khẩn trương. Quy trình kích hoạt có thể được tự động hóa hoặc thủ công bởi nhân viên bảo vệ nếu hệ thống tự động không hoạt động. Sau khi thông báo được phát ra, tất cả mọi người sẽ nhận được cảnh báo và tìm cách để sớm thoát ra ngoài một cách an toàn.

Xử lý cháy tại chỗ

Khi đám cháy mới Xử lý cháy tại chỗ là một việc làm nguy hiểm và nhân viên bảo vệ phải được đào tạo trước để biết cách ứng phó trong tình huống này. Kiểm soát khu vực cháy bằng cách phân định và tách khu vực cháy ra khỏi những khu vực lân cận không bị ảnh hưởng.

cac-thiet-bi-phong-chay-chua-chay-pho-bien
Các thiết bị phòng cháy chữa cháy phổ biến.

Sử dụng bình chữa cháy hoặc các thiết bị chữa cháy được trang bị dập tắt ngọn lửa. Các vật dụng, trang thiết bị thường được trang bị như: Bình chữa cháy khí CO2, bình chữa cháy bột, nước, đất, chăn, cát, vòi chữa cháy…

Xử lý cháy tại chỗ với tam giác cháy

Trong các chương trình đào tạo về PCCC thì nhân viên bảo vệ sẽ được chia sẻ kiến thức về tam giác cháy. Đám cháy tự nhiên luôn hình thành dựa trên sự góp mặt của 3 yếu tố: Vật liệu, Oxy và Nhiệt (trong tiếng Anh là Oxygen, Fuel and Heat).

tam-giac-chay
Sơ đồ tam giác cháy.

3 yếu tố này trên 3 cạnh của một hình tam giác để thể hiện sự kết nối của chúng khi tạo ra sự cháy. Thiếu một trong 3 yếu tố trên sẽ không có sự cháy giống như thiếu một cạnh thì sẽ không có hình tam giác. Và đây là biểu tượng của tam giác cháy.

Dựa vào tính chất này, nhân viên bảo vệ có thể áp dụng vào nhiệm vụ chữa cháy bằng cách tách 1 trong 3 yếu tố đó ra để dập tắt đám cháy. Ví dụ:

  • Dùng bình chữa cháy phun vào lửa để ngăn sự tiếp xúc của oxy với nhiệt tách oxy ra.
  • Dùng nước phun vào đám cháy làm giảm nhiệt để lửa tắt tách nhiệt độ ra
  • Sơ tán tài sản, thiết bị, phun nước xung quanh khu vực để chống cháy lan tách vật liệu cháy ra.

Thông báo cho cảnh sát PCCC và các cơ quan chức năng liên quan

Khi không thể xử lý đám cháy tại chỗ, đám cháy có diễn biến phức tạp… nhân viên bảo vệ cần lập tức gọi điện thông báo cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy. Số điện thoại cứu hỏa khẩn cấp là 114. Cung cấp chính xác về địa điểm xảy ra cháy. Thông tin chính xác về địa điểm cháy sẽ giúp đội cứu hỏa có thể đến nhanh chóng và xử lý hiệu quả hơn.

goi-ngay-cho-canh-sat-pccc
App “Báo cháy 114”

Khi gọi điện thoại, hãy cung cấp các thông tin sau:

  • Địa chỉ chính xác của địa điểm cháy, bao gồm tên đường, số nhà và tên địa điểm nếu có (ví dụ: số nhà 123 đường ABC, phường XYZ, quận Đống Đa, TP.Hà Nội).
  • Mô tả về tình hình cháy, bao gồm tầng, phòng, diện tích và loại vật dụng đang bị cháy.
  • Thông tin liên lạc của người gọi điện, bao gồm tên, số điện thoại và địa chỉ để đội cứu hỏa có thể liên hệ lại khi cần thiết.

Nhân viên bảo vệ hoặc người dân cũng có thể cài đặt App “Báo cháy 114”. Đây là một ứng dụng hỗ trợ người dân thông báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ( PCCC và CNCH) các vụ cháy, nổ và sự cố, tai nạn một cách nhanh và chính xác nhất bằng việc trực quan hóa thông qua các hình ảnh, video, âm thanh…được người dùng gọi điện hoặc gửi trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố tai nạn tại Trung tâm thông tin chỉ huy (tổng đài 114).

Sơ tán và kiểm soát khu vực có cháy

Sơ tán và kiểm soát khu vực có cháy là bước tiếp theo nhân viên bảo vệ cần làm trong việc xử lý cháy tại chỗ. Việc này nhằm đảm bảo an toàn cho những người có mặt trong khu vực xung quanh, tránh nguy hiểm và giảm thiểu thiệt hại.

so-tan-moi-nguoi-khoi-dam-chay
Nhanh chóng sơ tán mọi người khỏi khu vực đám cháy.

Khi có cháy, nhân viên bảo vệ sẽ có trách nhiệm hướng dẫn và sơ tán tất cả mọi người trong khu vực ngay lập tức để tránh bị tổn thương hoặc mắc kẹt trong khu vực cháy. Hướng dẫn mọi người đi ra khỏi khu vực cháy theo đường an toàn.

Đồng thời phong tỏa khu vực, không cho phép ai trở lại khu vực đó trước khi được cơ quan PCCC cho phép hoặc đưa ra khuyến cáo an toàn.

Nếu khu vực cháy có ảnh hưởng đến các tòa nhà, cơ sở kinh doanh hoặc người dân xung quanh, cần có những hướng dẫn cụ thể để đảm bảo an toàn cho họ.

Sơ cấp cứu nếu có người bị thương

Trong trường hợp có người bị thương trong đám cháy, việc cấp cứu sơ bộ đầu tiên rất quan trọng để đảm bảo tính mạng và giảm thiểu hậu quả của vụ cháy. Trong các khóa đào tạo, huấn luyện bảo vệ, kỹ năng sơ cứu cũng là một chương trình được đưa vào giảng dạy.

so-cuu-cho-nguoi-bi-nan
Cấp cứu sơ bộ đầu tiên cho người bị nạn (Ảnh PMV).

Khi có người bị thương trong đám cháy, nhân viên bảo vệ có thể thực hiện các bước cấp cứu sơ bộ đầu tiên như:

  • Sơ cứu người bị thương: Nếu người bị thương trong đám cháy còn có thể di chuyển, cần di chuyển họ ra khỏi khu vực cháy nhanh chóng và an toàn. Nếu không thể di chuyển, cần đưa người bị thương đến nơi an toàn và cố gắng kiểm soát tình trạng của họ.
  • Kiểm tra tình trạng của người bị thương: Cần kiểm tra tình trạng của người bị thương bằng cách kiểm tra hơi thở, mạch và tình trạng của vết thương. Nếu người bị thương không thở hoặc không có nhịp tim, cần tiến hành hô hấp nhân tạo và RCP ngay lập tức.
  • Kiểm soát vết thương: Nếu người bị thương có vết thương, cần kiểm soát vết thương bằng cách dùng băng bó hoặc khăn gạc sạch và khô để bó bột vết thương. Tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương để tránh nhiễm trùng.
  • Gọi điện cho đội cứu hỏa và đội cấp cứu: Sau khi cấp cứu sơ bộ, cần gọi điện thoại cho đội cứu hỏa và đội cấp cứu để yêu cầu hỗ trợ và chuyển người bị thương đến bệnh viện gần nhất.
  • Đưa người bị thương đến bệnh viện: Sau khi đội cấp cứu đã đến, cần đưa người bị thương đến bệnh viện để tiếp tục điều trị và chăm sóc tại đó.

Những bước cấp cứu sơ bộ đầu tiên trên sẽ giúp đảm bảo tính mạng của người bị thương trong đám cháy và giảm thiểu hậu quả của vụ cháy. Tuy nhiên, việc cấp cứu tại hiện trường chỉ là sơ bộ, nên người bị thương cần được đưa đến bệnh viện để tiếp tục điều trị.

Phối hợp với lực lượng chức năng

Lực lượng bảo vệ mục tiêu thường nắm rõ sơ đồ, thông tin, đặc điểm tại mục tiêu. Chính vì vậy, khi lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường, nhân viên bảo vệ cần tích cực phối hợp với lực lượng công an chữa cháy để dập tắt đám cháy một cách nhanh và hiệu quả nhất.

ho-tro-luc-luong-phong-chay-chua-chay
Phối hợp với lực lượng chức năng tham gia chữa cháy.

Sau khi đám cháy đã được dập tắt, nhân viên bảo vệ có trách nhiệm khoanh vùng và bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của đơn vị khách hàng. Đồng thời phối hợp cơ quan công an cùng xác minh nguyên nhân cháy, lập biên bản và làm báo cáo lại sự việc.

Đánh giá tình hình

Đội bảo vệ mục tiêu phối hợp cùng đơn vị chủ quản tổ chức họp để tổng kết tình hình. Đánh giá các yếu tố còn tồn tại, ảnh hưởng tới công tác PCCC để kịp thời có những biện pháp khắc phục, sửa chữa.

Ngoài ra, để tránh xảy ra sự cố cháy nổ, toàn bộ cán bộ, công nhân viên tại mục tiêu bảo vệ nên luôn tuân thủ các quy tắc an toàn, bao gồm:

  • Không hút thuốc hoặc đốt nến trong khu vực có nguy cơ cháy nổ.
  • Kiểm tra và bảo trì định kỳ các thiết bị và hệ thống điện trong công ty hoặc nhà riêng của bạn.
  • Lưu trữ các chất dễ cháy nổ theo cách đúng quy định.
  • Đảm bảo rằng tất cả cán bộ và nhân viên được đào tạo về an toàn cháy nổ và biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy.

Với hơn 13 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp, Công ty Bảo vệ Việt Nam tự tin rằng tất cả những nhân viên bảo vệ của công ty đều nắm được kiến thức cần thiết về nghiệp vụ PCCC và có thể triển khai nó khi cần thiết. Đây là một trong những nội dung, kỹ năng quan trọng mà mỗi nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp được đào tạo. Cụ thể hơn, bạn có thể xem ở bài viết này: Nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp được đào tạo những gì? Các chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ giúp cho đội ngũ nhân viên bảo vệ có được những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, rèn luyện kỹ năng phản xạ, nâng cao thể lực…

Rate this post

Bài viết liên quan