Để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác bảo vệ an ninh tại nhà máy, mỗi vị trí bảo vệ sẽ có những yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau. Ngay trong bài viết này, Phòng Nghiệp vụ của Công ty bảo vệ Việt Nam xin được chia sẻ bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhân viên tại mục tiêu nhà máy.
Mỗi nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp khi làm việc tại nhà máy đều phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định. Vấn đề này được Bảo vệ Việt Nam nói tới trong bài viết: Tiêu chuẩn và yêu cầu đối với một nhân viên bảo vệ nhà máy
1, Vị trí bảo vệ cổng chính
Bố trí cho vị trí 02 nhân viên/01 ca trực, làm 2 ca liên tục 24/24h hàng ngày (có nghỉ bù theo luật lao động). Vị trí bảo vệ cổng chính nhà máy có những nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Chào điều lệnh
Thực hiện chào điều lệnh khi gặp: Giám đốc, Phu nhân Giám đốc, Giám đốc nhà máy, các phó Giám đốc nhà máy (có danh sách tên và ảnh đi kèm) và khách hàng đến giao dịch với nhà máy bằng ôtô quen thuộc hoặc được báo trước đi thăm quan, hoặc đi qua lối này kể cả đi bộ và ôtô…
b) Kiểm tra chặt chẽ hàng hóa xuất ra, vào:
Bảo vệ phải tiến hành đăng ký hàng hóa ra vào theo mẫu quy định:
- Xe chở hàng vào: Phải ghi vào sổ loại xe, biển kiểm soát xe, họ tên lái xe và hàng chở vào. Cần đặc biệt chú ý kiểm soát những xe lạ mà không có thông báo trước của các cấp lãnh đạo Công ty.
- Xe chở hàng ra: Phải kiểm soát hóa đơn xuất kho (mẫu hóa đơn xuất kho được Ban lãnh đạo bhà máy chấp thuận và ban hành) và ghi sổ như xe chở hàng vào. Hàng trên xe không có hóa đơn hoặc có hóa đơn nhưng số lượng nhiều hơn số lượng ghi trong hóa đơn thì phải kiên quyết lập biên bản giữ xe và giữ hàng, tìm mọi cách báo cáo ngay phòng hành chính nhà máy cho ý kiến quyết định.
- Sau khi nhận được hóa đơn xuất hàng phải kiểm tra kỹ hóa đơn, chứng từ, chủng loại số lượng ngày, tháng, năm thực tế, so sánh chữ ký, con dấu trên hóa đơn với chữ ký, con dấu được lưu lại sổ bảo vệ xem có gì sai lệch nhằm chặn hành vi lợi dụng, làm giả chữ ký, con dấu để lấy cắp tài sản.
- Sau khi kiểm tra đối chiếu đầy đủ các thông tin ghi trên hóa đơn, chứng từ bảo vệ tiến hành kiểm tra thực tế số lượng hàng hóa đó có bao nhiêu thùng (nếu mặt hàng là sản phẩm của đã bao gói kẹp chì, niêm phong). Mã số từng loại với số liệu ghi trên hóa đơn thủ kho xuất bán giáo cho khách, nếu hàng trên khớp thì nhân viên bảo vệ ký tên, đóng dấu xác nhận vào hóa đơn và cho hàng ra khỏi cổng, nếu không khớp phải yêu cầu các bên tạm dừng việc xuất hàng hóa và tiến hành lập biên bản sự việc, báo cáo ngay cho người có trách nhiệm.
- Ngăn chặn và xử lý theo đúng quy định với những trường hợp mang hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị… trái phép ra khỏi khu vực nhà xưởng. Lập biên bản và báo cáo với những người có thẩm quyền.
- Nhân viên bảo vệ có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi, yêu cầu lái xe cho kiểm tra thùng xe, cabin xe trước khi xe ra khỏi cổng nhằm ngăn chặn kẻ gian trộm cắp.
c) Đối với hàng gửi
Đây là những loại hàng hóa đã làm xong thủ tục xuất bán nhưng chưa đi.
- Khi có yêu cầu của bên gửi (các phòng kinh doanh, khách hàng) nhân viên bảo vệ kiểm tra số lượng thực tế vào phiếu giấy gửi hàng đã xuất kho, nhân viên bảo vệ ký và yêu cầu người gửi ký xác nhận, bảo vệ giao cho người gửi liên 2 và lưu vào liên 1.
- Khi nhận hàng, người nhận phải có liên 2 giao lại cho bảo vệ và người nhận hàng phải ký nhận vào hóa đơn liên 1 và liên 2 xác nhận đã lấy hàng. Bảo vệ đóng dấu xác nhận hàng đã ra cổng và lưu hóa đơn lại.
- Đối với vật tư, máy móc, tài sản nhà máy mang đi sửa chữa:
- Chỉ được đồng ý mang ra khỏi nhà máy khi có giấy đề nghị của người có thẩm quyền ký.
- Nhân viên bảo vệ phải kiểm tra cụ thể xem có đúng tên, chủng loại được ghi trong giấy hay không và yêu cầu người mang vật tư đi sửa chữa phải ký xác nhận vào sổ theo dõi vật tư, máy móc mang đi sửa chữa. Và yêu cầu khi sửa chữa xong phải mang về để bảo vệ kiểm tra xác nhận đã mang về.
e) Kiểm tra, kiểm soát với rác thải văn phòng, phế thải nhà máy
- Đối với giấy vụn, rác của văn phòng: Bảo vệ tiến hành xé vụn nếu rác thải của văn phòng không được xử lý qua máy hủy, đảm bảo không rò rỉ thông tin, kế hoạch của nhà máy ra ngoài.
- Đối với nhân viên tạp vụ mang phế thải ra ngoài đổ, nhân viên bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra kỹ mới cho phép mang ra.
- Các phế phẩm nhân viên tạp vụ mang ra ngoài bán, nhân viên bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra và ghi đầy đủ tên hàng, số lượng, ngày giờ mang ra vào sổ theo dõi của bảo vệ (ghi vào sổ theo dõi máy móc, vật tư mang đi sửa chữa).
Kiểm soát người
Đối với Cán bộ và nhân viên của nhà máy:
- Kiểm tra với thái độ lịch sự, nghiêm túc.
- Kiểm soát giờ giấc của CBNV.
- Kiểm soát tài sản và hàng hóa qua cổng theo qui định.
- Ngăn chặn mọi trường hợp mang các vật dụng có tính chất nguy hiểm như: súng, dao, các chất dễ gây cháy nổ vào mục tiêu.
- Tất cả cán bộ công nhân viên khi qua cổng phải có “ thẻ ra vào” có dán ảnh, do công ty cấp, khi ra vào phải tuân thủ đúng quy định của nhà máy như tác phong, làm việc phải đeo thẻ, phù hiệu theo quy định.
- Những trường hợp đi làm muộn từ 5 phút trở lên, bảo vệ có quyền lập biên bản, cương quyết không cho vào nhà máy đồng thời thông báo cho người quản lý trực tiếp của bộ phận đó biết. Nếu người quản lý đó đồng ý bảo lãnh người đó vào làm việc thì bảo vệ ghi tên người vi phạm vào sổ theo dõi mới cho tiếp tục vào làm việc. Sau đó ghi sổ và tổng hợp danh sách cuối tuần gửi lên Phòng hành chính một lần vào sáng thứ 7.
Đối với công nhân thầu phụ (công nhân lắp ráp máy móc thiết bị, công nhân không biên chế):
- Kiểm tra tên theo danh sách đã đăng ký vào làm việc theo công trình và khu vực.
- So sánh tên đăng ký với CMND có chính xác không.
- Yêu cầu họ không tự ý đi lại các khu vực khác trong mục tiêu khi không được phép.
- Trong trường hợp Nhà máy thuê công nhân thầu phụ vào sữa chữa hoặc bảo trì máy móc thì người phụ trách nhóm thầu phụ trên phải cung cấp cho bảo vệ đầy đủ các thông tin như : danh sách, họ tên, năm sinh, quê quán, chứng minh thư…của từng người, bảo vệ có nhiệm vụ làm thủ tục đăng ký số lượng vật tư, vật liệu, dụng cụ sửa chữa mà thầu phụ mang vào nhà máy để làm việc (đăng ký bằng phiếu tạm nhập). Người phụ trách phải thông báo cho bảo vệ biết khu vực làm việc của nhóm thầu phụ trên để bảo vệ tiện việc theo dõi.
- Khi công nhân thầu phụ kết thúc giờ làm việc ra về, bảo vệ căn cứ vào phiếu tạm nhập để kiểm tra số lượng vật tư, vật liệu, dụng cụ mà thầu phụ mang vào sữa chữa, nếu trường hợp tài sản của đơn vị thầu phụ mang ra không khớp với số lượng như đăng ký trong phiếu tạm nhập thì bảo vệ tiến hành lập biên bản báo cáo cho ban lãnh đạo Nhà máy biết để có hướng giải quyết.
Kiểm soát phương tiện
Đối với phương tiện của cán bộ, công nhân viên Nhà máy:
- Những trường hợp mang theo phương tiện giao thông đến khu vực bãi để xe, bảo vệ phải phát vé xe, yêu cầu chủ phương tiện đưa xe vào đúng nơi quy định đã được kẻ, vẽ, các trường hợp chống đối không chấp hành bảo vệ lập biên bản báo cáo về phòng tổ chức hành chính để giải quyết.
- Yêu cầu bỏ tư trang cá nhân, cặp , túi sách…vào tủ gửi hành lý (locker) của Nhà máy tại khu vực để đồ (nếu có), phải quan sát và có thể yêu cầu kiểm tra trong trường hợp có nghi vấn. Khi yêu cầu kiểm tra phải xác định rõ số tài sản được mang theo, các loại giấy tờ có liên quan… Với những tài sản giống với tài sản của nhà máy phải kiểm tra và yêu cầu gửi lại phòng thường trực để tránh sự đổi trác, móc nối, lấy trộm…
- Khi đã hết giờ cho công nhân vào làm việc bảo vệ không được cho bất kỳ cán bộ, công nhân viên nào vào bãi xe khi không có giấy đăng ký của cấp có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp cán bộ, công nhân viên đó vào giải quyết công việc bất thường không thể dừng được hoặc Trưởng bộ phận đó gọi điện bảo lãnh cho vào lấy xe ra.
- Sau giờ làm việc tất cả cán bộ, công nhân viên của Công ty ra về theo thứ tự đã quy định, chịu sự kiểm soát của bảo vệ, khi ra đến cửa chính, yêu cầu mở cốp xe, túi xách.. Để kiểm tra lại lần cuối, nếu phát hiện có tài sản giống với các tài sản của nhà máy trong người, phương tiện, lập tức yêu cầu người và phương tiện trở lại, lập biên bản báo cáo các cấp quản lý để xin ý kiến chỉ đạo hợp lý…
- Khi ra phải trả vé xe cho bảo vệ, mở cốp xe cho bảo vệ kiểm tra, khi đảm bảo không vi phạm mới được phép ra, trường hợp mất vé hoặc khi vào không lấy vé xe, yêu cầu chủ phương tiện đó đợi bãi xe đã hết người ra mới tiến hành giải quyết và xử lý sau khi đã xin ý kiến của phòng tổ chức hành chính.
* Lưu ý: Những trường hợp công nhân viên Nhà máy làm mất vé xe, bảo vệ sẽ tiến hành lập biên bản giữ lại phương tiện sau 24 giờ, sau đó báo cho ban lãnh đạo Nhà máy biết để xin hình thức xử lý.
– Đối với phương tiện cơ giới của nhà máy:
- Xe ôtô thuộc sở hữu của nhà máy khi ra ngoài phải có lệnh điều xe của người có thẩm quyền ký bảo vệ mới cho ra, trừ một số xe giao cho cán bộ kinh doanh trực tiếp quản lý và sử dụng (có danh sách cụ thể kèm theo).
– Đối với khách và các phương tiện của khách ra vào:
- Đối với khách có GIẤY MỜI: (Thường là những người được mời đến để tham quan, hội họp hoặc dự tiệc chiêu đãi), khi nhận được thông báo của Phòng hành chính nhà máy về việc có khách Vip đến, nhân viên bảo vệ Mở sẵn cổng khi quan sát thấy xe của khách, đứng thẳng lưng, chào điều lệnh khi xe của khách đi vào, hướng dẫn nơi đậu xe, phải biết cách xi nhan cho ô tô ra vào nơi đậu xe.
- Đối với khách KHÔNG CÓ GIẤY MỜI: (Kể cả khách lạ và quen)
Khi khách đến
Hỏi khách có hẹn trước hay không? Yêu cầu khách xuất trình giấy tờ (Giấy giới thiệu và CMND hoặc bất kỳ giấy tờ gì nếu có ghi tên và địa chỉ được các cơ quan Nhà nước cấp), sau đó gọi điện thoại vào phòng báo có khách (hoặc gọi cho các phòng ban nếu khách có yêu cầu) và nêu những thông tin mà khách vừa báo.
Nếu được đồng ý mời vào thì nhân viên bảo vệ phải ghi các thông tin đầy đủ trên giấy tờ của khách vào sổ ghi chép (khách vào gặp ai, có việc gì, ngày giờ vào, vật dụng mang theo…) sau đó đưa khách lên khu vực văn phòng, hướng dẫn khách thực hiện các quy định của Nhà máy, bàn giao khách cho người tiếp, sau đó về vị trí làm việc tiếp theo. Trường hợp khách đi ô tô đến thì xi nhan và hướng dẫn khách lái xe vào bãi để xe theo quy định.
Khi khách về
Ghi lại giờ ra của khách, kiểm tra xem vật dụng, hàng hoá mang ra có phải là những đồ của khách đã mang vào lúc trước không, mở cốp xe ô tô và khu vực các khoang hành lý của khách. Nếu khách mang bất cứ vật dụng gì ra mà không có giấy tờ gì của Cơ quan hay nhà máy thì nhân viên bảo vệ phải giữ lại và báo cáo với chủ nhà máy hoặc lãnh đạo cơ quan, trường hợp không có vấn đề gì, mở rộng cổng cho khách ra dễ dàng, nếu khách đi ôtô thì phải xi nhan lùi xe cho khách.
– Đối với các đối tượng khách là: Công an, quản lý thị trường, cơ quan thuế, báo chí, các tổ chức nhân đạo đến xin tiền ủng hộ… Nhân viên bảo vệ yêu cầu chờ tại phòng chờ bảo vệ, liên hệ đến các phòng ban và các cá nhân có liên quan, nếu được đồng ý tiếp đón thì nhanh chóng làm thủ tục cho họ vào, nếu các bộ phận từ chối không đồng ý tiếp bảo vệ phải khéo viện lý do hợp lý để họ thoải mái ra về, trường hợp phải tiễn khách cưỡng bức cũng không làm to chuyện vưà xảy ra.
Khi có các bộ phận chuyển bưu phẩm, thư báo, tài liệu hay các vật dụng thuộc thẩm quyền của phòng hành chính đến cổng chính: Nếu đến trong giờ hành chính, nhân viên bảo vệ phải hướng dẫn cho họ lên phòng hành chính để làm thủ tục, trường hợp ngoài giờ làm việc thì bảo vệ vào sổ tiếp nhận và bàn giao lại về phòng tổ chức hành chính khi đến giờ làm việc tiếp theo.
2, Vị trí bảo vệ tuần tra cơ động
Bố trí mỗi vị trí 01 nhân viên/01 ca trực, làm 2 ca liên tục 24/24h hàng ngày (có nghỉ bù theo luật lao động). Vị trí bảo vệ tuần tra cơ động tại nhà máy có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Thực hiện việc chào điều lệnh khi có: Chủ tịch, phu nhân Chủ tịch, Giám đốc, Phu nhân Giám đốc Công ty, Giám đốc nhà máy, các phó Giám đốc nhà máy (có danh sách tên và ảnh đi kèm) và khách hàng đến giao dịch với nhà máy…
- Tuần tra giám sát chặt chẽ đảm bảo an ninh khu vực tường rào nhà máy chống đột nhập từ ngoài vào và ném tài sản, hàng hóa từ trong ra.
- Tăng cường hỗ trợ vị trí cổng chính vào các giờ cao điểm như: (lúc công nhân vào làm việc và lúc công nhân viên ra về…).
- Hỗ trợ các vị trí bảo vệ khác khi cần thiết (đi vệ sinh cá nhân hoặc đi ăn cơm…).
- Tuần tra kiểm tra khu vực thầu phụ đang thi công, khu vực tường rào, văn phòng, nhà xưởng, bãi xe nhân viên…nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp đột nhập vào nhà máy một cách trái phép, hoặc các hành vi trộm cắp gây thiệt hại đến tài sản của nhà máy.
- Kiểm tra các lối nhỏ, lối tắt, khu vực vắng người, phát hiện ngăn chặn và bắt giữ những hành vi phá hoại làm ảnh hưởng đến tài sản nhà máy. giải quyết những vụ việc gây mất an ninh trật tự trong nhà máy.
- Ghi chép tình hình an ninh tại khu vực tuần tra, hệ thống PCCC, đèn chiếu sáng, khu vực tường rào. Nếu có sự cố hư hỏng thì bảo vệ phải báo cáo ngay cho người quản lý của chủ quản biết để khắc phục.
- Bảo vệ tuần tra sẵn sàng cấp cứu cho những người bị tai nạn lao động.
- Tiến hành bắt giữ và lập biên bản những trường hợp vi phạm pháp luật hoặc xâm nhập vào nhà máy một cách bất hợp pháp để lấy cắp hoặc phá họai tài sản. Nếu sự cố xảy ra trong khu vực này thì bảo vệ phải lập biên bản báo cáo cho đơn vị chủ quản biết. Đối với những sự cố nghiêm trọng phải giữ nguyên hiện trường để phục vụ trong công tác điều tra.
- Sau giờ hành chính, bảo vệ kết hợp với các bộ phận, phòng ban của Nhà máy tiến hành niêm phong các cửa xưởng, cửa kho, thường xuyên kiểm tra, đảm bảo an toàn các dấu niêm phong đến ngày hôm sau và bàn giao cụ thể lại cho đại diện của Nhà máy. Mọi sự cố xảy ra liên quan đến các niêm phong như: (rách niêm phong, bong keo…) thì bảo vệ tiến hành lập biên bản, báo ngay cho ban lãnh đạo Nhà máy biết để có hướng giải quyết.
- Tuần tra theo trục dọc con đường trung tâm của nhà máy nhằm giám sát công nhân và người lạ ra vào các cửa xưởng nhà máy, nếu phát hiện vi phạm sẽ lập tức lập biên bản.
- Tuần tra, giám sát các công nhân viên làm việc tại các phân xưởng nhằm duy trì nội qui sản xuất của nhà máy.
- Giám sát, kiểm tra khoanh vùng khu vực làm việc, khu vực dễ bị trộm cắp, các khu vực cấm, khu vực nguy hiểm…nghiêm cấm những người không có trách nhiệm lui tới khu vực này.
- Phát hiện những biểu hiện, nghi vấn của các đối tượng tình nghi có liên quan đến trộm cắp, phá hoại máy móc để có kế hoạch theo dõi, ngăn chặn và bắt giữ.
- Duy trì an ninh trật tự, đảm bảo an toàn lao động theo qui định của nhà máy tại phân xưởng sản xuất.
- Không cho công nhân tự ý đem vật tư ra khỏi xưởng sản xuất
- Nghiêm cấm hút thuốc trong khu vực làm việc.
- Hướng dẫn khách hàng đến liên hệ công tác
- Giám sát khách và công nhân đi vào khu vực văn phòng
- Giữ gìn an ninh trật tự khu vực văn phòng.
- Kiểm tra các thiết bị điện, thiết bị phòng chống cháy trong khi tuần tra.
- Thực hiện theo phương án và quy chế trong trường hợp khẩn cấp khi có sự cố
Các vị trí chốt trực cố định sẽ thường xuyên đảo các vị trí và đi tuần tra sung quanh nhà máy để đảm bảo an ninh trật tự, khi nào có lệnh mở cổng phụ cho xe xuất, nhập hàng thì dừng tuần tra để mở cổng.